Thủ tục nhập hộ khẩu tại TPHCM và Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của những lao động mới mua được nhà ở để ổn định cuộc sống.
Điều kiện và thủ tục nhập hộ khẩu tại 2 thành phố đông dân nhất Việt Nam có khác gì nhiều so với nhập hộ khẩu các tỉnh. Mời quý anh chị cùng theo dõi bài viết này.
Thủ tục nhập hộ khẩu TPHCM 2023
Để tránh mất thời gian đi tới đi lui ảnh hưởng đến công việc thì quý anh chị cần nắm rõ thủ tục nhập hộ khẩu tại TPHCM.
- Điều kiện cần và đủ khi làm thủ tục nhập hộ khẩu TPHCM
Căn cứ các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung 2013), người muốn nhập hộ khẩu vào TP. Hồ Chí Minh phải thuộc một trong những trường hợp sau:
– Có chỗ ở hợp pháp.
+ Người nhập hộ khẩu vào các huyện phải có thời gian tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh từ 01 năm trở lên.
+ Người nhập hộ khẩu vào các quận phải có thời gian tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh từ 02 năm trở lên.
– Được người có sổ hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu trong một số trường hợp sau:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu về ở với anh, chị, em ruột;
+ Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột…
– Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.
– Trường hợp người xin đăng ký hộ khẩu đang thuê nhà, mượn, ở nhờ nhà và muốn nhập khẩu vào nơi ở thuê, mượn đó thì phải có đủ các điều kiện sau:
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân.
+ Có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân.
+ Được người cho thuê, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
- Các loại giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục nhập hộ khẩu TPHCM
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Điều 28 Luật Cư trú 2006 đã quy định việc cấp giấy chuyển hộ khẩu như sau:
- Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
- Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
- a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
- b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
- a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
- Các bước đăng ký thường trú hộ khẩu TP Hồ Chí Minh
Thông tư 35/2014/TT-BCA đã hướng dẫn cụ thể các bước làm thủ tục nhập hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh bao gồm:
- Địa chỉ nộp hồ sơ: Trụ sở công an 24 quận (huyện) muốn đăng ký thường trú.
- Thẩm định hồ sơ: Cán bộ chuyên môn nhận hồ sơ và kiểm tra các giấy tờ lần cuối. Nếu đủ thì viết giấy biên nhận, còn thiếu giấy tờ hoặc không nhận hồ sơ thì phải trả lời bằng văn bản ngay cho người nộp hồ sơ.
- Trả kết quả: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội 2023
Để tránh mất thời gian đi tới đi lui ảnh hưởng đến công việc thì quý anh chị cần nắm rõ thủ tục nhập hộ khẩu tại Hà Nội.
- Điều kiện cần và đủ khi làm thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô 2012, người chưa có hộ khẩu Hà Nội muốn nhập hộ khẩu tại các quận nội thành Hà Nội cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên;
– Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở.
– Riêng nhà thuê phải có diện tích tối thiểu 15m2 sàn/đầu người và có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân cho thuê về việc cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
– Người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình và thuộc một trong các trường hợp:
- Vợ về ở với chồng và ngược lại;
- Con về ở với cha, mẹ và ngược lại;
- Người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột…
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2012, người chưa có hộ khẩu Hà Nội muốn nhập hộ khẩu tại các huyện, thị xã Hà Nội cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Tạm trú khu vực ngoại thành liên tục 1 năm trở lên.
– Có chỗ ở hợp pháp. Nếu chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
– Người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình và thuộc một trong các trường hợp:
- Vợ về ở với chồng và ngược lại;
- Con về ở với cha, mẹ và ngược lại;
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp…
- Các loại giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
- a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
- b) Giấy chuyển hộ khẩu;
- c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Điều 28 Luật Cư trú 2006 đã quy định việc cấp giấy chuyển hộ khẩu như sau:
- Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
- Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
- a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
- b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
- a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
- Quy trình nhập hộ khẩu Hà Nội
Thông tư 35/2014/TT-BCA đã hướng dẫn cụ thể các bước làm thủ tục nhập hộ khẩu tại Hà Nội bao gồm:
- Địa chỉ nộp hồ sơ: Trụ sở công an 30 quận, huyện, thị xã muốn đăng ký thường trú.
- Thẩm định hồ sơ: Cán bộ chuyên môn nhận hồ sơ và kiểm tra các giấy tờ lần cuối. Nếu đủ thì viết giấy biên nhận, còn thiếu giấy tờ hoặc không nhận hồ sơ thì phải trả lời bằng văn bản ngay cho người nộp hồ sơ.
- Trả kết quả: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Lệ phí nhập hộ khẩu tại Quận là 15.000 đồng, tại Huyện (Thị xã) là 8.000 đồng.
- Lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu tại Quận là 20.000 đồng; tại Huyện (Thị xã) là 10.000 đồng.
- Trên đây là thủ tục nhập hộ khẩu tại Hà Nội và TPHCM cho những ai có nguyện vọng trở thành công dân thành phố nghiên cứu!
Khu đô thị Vinhomes