Bản đồ hành chính châu Á, Âu, Phi, Mỹ, Châu Đại Dương

Quốc gia hay vùng lãnh thổ là những vùng đất có chủ quyền được cấu thành từ 3 yếu tố: lãnh thổ, dân cư và pháp luật. Hiện nay, trên thế giới có 5 châu lục với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được công nhận. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bản đồ hành chính 5 châu lục này trong bài viết dưới đây!

Bản đồ hành chính châu Á

Châu Á nằm ở phía Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu lục này nắm giữ nhiều kỷ lục như diện tích lớn nhất thế giới; dân số đông nhất; đỉnh núi cao nhất; bờ biển dài nhất;…

Thông tin địa giới hành chính châu Á:

– Vị trí: Lãnh thổ châu Á tiếp giáp với những châu lục, vùng biển sau:

  • Phía Bắc giáp biển Bắc Băng Dương.
  • Phía Nam giáp biển Ấn Độ Dương.
  • Phía Đông giáp biển Thái Bình Dương.
  • Phía Tây Bắc giáp châu Âu với ranh giới là dãy núi Ural; sông Ural; Biển Cát-xpi; mạch núi Đại Cáp-ca; eo biển Thổ Nhĩ Kỳ; biển Địa Trung Hải và Biển Đen.
  • Phía Tây Nam giáp châu Phi với ranh giới là kênh đào Suez (Ai Cập).

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  • Cực Bắc là mũi Bắc Cực ở eo biển Vinitsky (Tọa độ: 81°20′B, 95°47′Đ).
  • Cực Nam là mũi Tanjung Piai ở eo biển Malacca(Tọa độ: 1°16′B, 103°31′Đ).
  • Cực Đông là mũi Dezhnev ở eo biển Bering (Tọa độ: 66°4′45″B, 169°39′7″T).
  • Cực Tây là mũi Baba ở biển Aegea (39°27′B, 26°3′Đ).

– Diện tích: 44,5 triệu km².

– Dân số: 4,5 tỷ người.

– Mật độ dân số: 100 người/km².

– Khu vực: 6 ( Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, Tây Á và Bắc Á).

– Quốc gia: 55.

– Tổng thu nhập GDP: 31,58 nghìn tỷ USD.

– Thu nhập bình quân đầu người: 7350 USD/người/năm.

Bản đồ hành chính khu vực Đông Á

Đông Á là vùng đất phát triển lâu đời gắn liền với văn minh Trung Hoa. Ba trên năm nền kinh tế lớn nhất châu Á đều thuộc Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khu vực này còn nổi tiếng với vấn đề hạt nhân của nhà nước Triều Tiên.

Thông tin hành chính khu vực Đông Á:

– Vị trí: Đông Á tiếp giáp với Nga, Đông Nam Á, Nam Á, Thái Bình Dương.

– Diện tích: 11,8 triệu km².

– Dân số: 1,8 tỷ người.

– Mật độ dân số: 140 người/km².

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 6 (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc).

Bản đồ hành chính khu vực Nam Á.

Nam Á được xem là quê hương của Phật giáo. Ngoài ra, các nền văn minh cổ đại sông Ấn, sông Hằng nổi tiếng của nhân loại cũng thuộc khu vực này.

Ấn Độ là một quốc gia thuộc Nam Á trong những năm gần đây có sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng và lot top 20 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thông tin hành chính khu vực Nam Á:

– Vị trí: Nam Á tiếp giáp Đông Nam Á, Trung Á, Tây Á, Đông Bắc Á. Các vùng biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.

– Diện tích: 5,2 triệu km².

– Dân số: 1,7 tỷ người.

– Mật độ dân số: 140 người/km².

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 8 (Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka).

Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.

Đông Nam Á nằm trên tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới kết nối với Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây còn là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập năm 1967 là tổ chức có vai trò giữ gìn sự hòa bình, ổn định trong khu vực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho các quốc gia.

Thông tin hành chính khu vực Đông Nam Á:

– Vị trí: Đông Nam Á tiếp giáp Nam Á, Đông Bắc Á. Các vùng biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

– Diện tích: 4,5 triệu km².

– Dân số: 650 triệu người.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 11 (Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Philippines, Campuchia, Myanmar, Brunei và Đông Timor).

Bản đồ hành chính khu vực Tây Á

Lãnh thổ Tây Nam Á có 5 biển lớn bao quanh: biển Đen; biển Caspi; vịnh Péc Xích; biển Ả Rập; biển Đỏ và Địa Trung Hải. Đây cũng là nơi hội tụ của 3 mảng kiến tạo: mảng châu Phi, mảng Á – u và mảng Ả Rập.

Dầu khí là ngành kinh tế quan trọng nhất của khu vực, với hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% khí đốt thiên nhiên của thế giới nằm tại đây.

Thông tin hành chính khu vực Tây Á:

– Vị trí: Tây Á tiếp giáp Nam Á, Trung Á. Là ngã ba châu lục Á – u – Phi.

– Diện tích: 6,2 triệu km².

– Dân số: 313 triệu người.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 19 (Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Iraq, Cyprus, Syria, Liban, Pakistan; Jordan, Kuwait, Arabi Saudi, Yemen, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; Qatar, Bahrain, Gruzia, Armenia và Azerbaijan).

Bản đồ hành chính khu vực Bắc Á.

Bắc Á chỉ vùng đất Siberia của nước Nga thuộc châu Á. Vùng đất phía tây là đồng bằng Tây Siberia, ở giữa là vùng núi và cao nguyên Trung Siberia, phía đông là vùng núi Viễn Đông.

Thị trấn Oymyakon (Siberia) là nơi lạnh lẽo nhất thế giới khi người ta ghi nhận nhiệt độ xuống tới – 71 độ C. Các khoáng sản tập trung nhiều tại Bắc Á là dầu thô, than đá, đồng, vàng, đá kim cương. Ngoài ra, còn có các loại lúa tẻ, khoai tây, cây lanh và vật liệu gỗ.

Thông tin hành chính khu vực Bắc Á:

– Vị trí: Bắc Á tiếp giáp Bắc Băng Dương, Đông Bắc Á, châu u.

– Diện tích: 13,1 triệu km².

– Dân số: 40 triệu người.

Bản đồ hành chính khu vực Trung Á.

Trung Á là tiểu vùng châu Á không giáp biển. Trong quá khứ, đây là trục đường chính của Con đường tơ lụa.

Khu vực Trung Á có nhiều tài nguyên khoáng sản: khí thiên nhiên, dầu thô, than đá, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, lưu huỳnh, Mirabilit.

Thông tin hành chính khu vực Trung Á:

– Vị trí: Trung Á tiếp giáp Nam Á, Tây Á, Đông Bắc Á.

– Diện tích: 4 triệu km².

– Dân số: 71 triệu người.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 5 (Turkmenistan, Uzbekistan, Ki-rơ-ghít-xtan, Tajikistan, Kazakhstan).

Bản đồ hành chính châu Âu

Châu Âu là một tiểu lục địa của mảng kiến tạo Á – Âu. Trong 5 châu lục, châu Âu có diện tích đứng thứ 4, xếp trên châu Đại Dương. Lục địa này có 3 mặt giáp biển, gồm các bán đảo lớn như Scandinavia, Italy và Balkan.

Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất khu vực khi có tới 27 nước tham gia.

Thông tin địa giới hành chính châu Âu:

– Vị trí: Lãnh thổ châu Âu tiếp giáp với những châu lục, vùng biển sau:

  • Phía Bắc giáp biển Bắc Băng Dương.
  • Phía Nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen.
  • Phía Đông giáp châu Á ngăn cách chủ yếu bởi dãy Uran.
  • Phía Tây giáp Đại Tây Dương.

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  • Điểm cực Bắc nằm ở mũi Nordkinn của Na Uy.
  • Điểm cực Nam nằm ở Punta de Tarifa gần eo Gibraltar, Tây Ban Nha.
  • Điểm cực Tây nằm ở Cabo da Roca, Bồ Đào Nha.
  • Điểm cực Đông là dãy Uran, Nga.

– Diện tích: 10,1 triệu km².

– Dân số: 750 triệu người.

– Mật độ dân số: 73 người/km².

– Khu vực: 4 ( Đông Âu, Nam Âu, Trung Âu, Bắc Âu).

– Quốc gia: 50.

– Tổng thu nhập GDP: 19,92 nghìn tỷ USD (2010).

Bản đồ hành chính khu vực Bắc Âu.

Các nước ở khu vực Bắc Âu có nhiều nét tương đồng về lịch sử, xã hội cũng như hệ thống chính trị. Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thuộc nhóm ngôn ngữ German gồm: tiếng Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Faroe.

Thông tin hành chính khu vực Bắc Âu:

– Vị trí: Bắc Âu tiếp giáp Đông Âu, Tây Âu và Đại Tây Dương.

– Diện tích: 1,5 triệu km².

– Dân số: 32 triệu người.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 10 (Anh; Đan Mạch; Estonia; Iceland; Ireland; Latvia; Lithuania; Na Uy; Phần Lan; Thụy Điển).

Bản đồ hành chính khu vực Nam Âu.

Nam Âu có các quốc gia nằm trên bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha); bán đảo Ý (Ý, Hy Lạp và Malta) và vùng Balkan của Đông Nam Âu.

Kinh tế của Nam Âu chưa phát triển bằng các khu vực khác. Ý là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực và nằm trong 7 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thông tin hành chính khu vực Nam Âu:

– Vị trí: Nam Âu tiếp giáp Tây Âu, Đông Âu và biển Địa Trung Hải.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 16 (Bồ Đào Nha; Tây Ban Nha; Gibraltar; Andorra; Ý; San Marino; Thành Vatican; Malta; Slovenia; Croatia; Montenegro; Serbia; Hy Lạp; Cộng hòa Macedonia; Albania).

Bản đồ hành chính khu vực Tây Âu.

Tây Âu là khu vực tập trung nhiều quốc gia giàu nhất châu u và trên thế giới. Đức có GDP cao nhất ở châu Âu và thặng dư tài chính lớn. Luxembourg có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Thụy Sĩ và Luxembourg có mức lương trung bình cao nhất thế giới.

Thông tin hành chính khu vực Tây Âu:

– Vị trí: Tây Âu tiếp giáp Nam Âu, Đông Âu; Bắc Âu.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 10 (Áo; Bỉ; Pháp; Đức; Liechtenstein; Luxembourg; Monaco; Hà Lan; Thụy Sĩ).

Bản đồ hành chính khu vực Đông Âu.

Đông Âu là khu vực tập trung nhiều vùng đồng bằng, chiếm 50% diện tích châu Âu. Nơi đây là vựa lúa mì quan trọng của thế giới.

Ngoài phát triển nông nghiệp quy mô lớn, Đông Âu cũng chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim… trong đó Nga và Ucraina là những quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất.

Thông tin hành chính khu vực Đông Âu:

– Vị trí: Đông Âu tiếp giáp cả Nam Âu, Tây Âu, Bắc Âu.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 5 (Nga, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Belarus, Ukraina, Romania, Moldova).

Bản đồ hành chính châu Phi

Châu Phi được xem là cái nôi của loài người. Những di chỉ khảo cổ lâu đời nhất về con người đều được tìm thấy ở vùng đất này. Nền văn minh sớm nhất của thế giới là Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc châu Phi.

Khu vực châu Phi có nhiều bãi biển nổi tiếng, sang trọng thu hút du khách trên khắp thế giới: Morocco, Nam Phi, Ai Cập và Tunisia. Ngoài ra, còn có nhiều địa điểm nổi tiếng khác là kim tự tháp, kênh đào Suez, sa mạc Sahara,…

Algeria là quốc gia lớn nhất châu Phi, chiếm khoảng 7% lãnh thổ. Quốc gia nhỏ nhất là Seychelles.
Thông tin địa giới hành chính châu Phi:

– Vị trí:

  • Phía Bắc giáp châu u ngăn cách bởi Địa Trung Hải.
  • Phía Đông và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương.
  • Phía Tây giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Đông Bắc giáp châu Á ngăn cách bởi kênh đào Suez.

– Diện tích: 30,22 triệu km².

– Dân số: 1,339 tỷ người. (2020).

– Mật độ dân số: 45 người/km².

– Quốc gia, vùng lãnh thổ: 54

– Khu vực 3 (Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi).

Bản đồ hành chính khu vực Bắc Phi.

Địa hình Bắc Phi ở phía Tây Bắc có dãy núi trẻ Atlas; các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều. Phía Nam là Sahara có khí hậu khô nóng quanh năm, lượng mưa rất nhỏ.

Kinh tế khu vực chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. Các quốc gia tiếp giáp biển Địa Trung Hải trồng lúa mì, ô-liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,…Phía Nam Sahara tập trung trồng một số loại cây cận nhiệt đới như lạc, bông, ngô,…nhưng sản lượng không lớn.

Thông tin địa giới hành chính Bắc Phi:

– Vị trí:

  • Phía Bắc giáp châu u ngăn cách bởi Địa Trung Hải.
  • Phía Tây giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Đông Bắc giáp châu Á ngăn cách bởi kênh đào Suez.
  • Phía Nam giáp Trung Phi.

– Quốc gia: 7 (Ai Cập; Algeria; Libya; Maroc; Sudan; Tây Sahara; Tunisia).

Bản đồ hành chính khu vực Trung Phi.

Địa hình Trung Phi có sự phân hóa giữa phía Tây và phía Đông. Phía Tây chủ yếu là các bồn địa với khí hậu xích đạo nhiệt đới phát triển rừng rậm xanh quanh năm và rừng thưa xavan. Phía Đông là các sơn nguyên và hồ kiến tạo có khí hậu gió mùa xích đạo phát triển xavan công viên, rừng rậm ở sườn đón gió.

Về kinh tế – xã hội, khu vực này tập trung đông dân nhất châu Phi và tỷ lệ nghèo đói cũng cao nhất. Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, do đất đai thoái hóa, khí hậu biến đổi cũng như khai thác theo kiểu truyền thống nên sản lượng không ổn định, thường xuyên diễn ra nạn đói. Thông tin địa giới hành chính Trung Phi:

– Vị trí:

  • Phía Bắc giáp Bắc Phi.
  • Phía Tây giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Đông Bắc giáp châu Á ngăn cách bởi kênh đào Suez.
  • Phía Nam giáp Nam Phi.

– Quốc gia: 36.

Bản đồ hành chính khu vực Nam Phi.

Địa hình khu vực là các cao nguyên khổng lồ cao trung bình hơn 1000m. Trung tâm là bồn địa Kalahari. 90% khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới. Chỉ có dải đất hẹp ở cực Nam thuộc khí hậu Địa Trung Hải. Do đó, lượng mưa và thảm thực vật phân hóa đa dạng từ tây sang đông.

Kinh tế – xã hội khu vực phát triển không đồng đều, Cộng hoà Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất. Malawi, Mozambique … lại là những nước nông nghiệp lạc hậu. Thông tin địa giới hành chính Nam Phi:

– Vị trí:

  • Phía Bắc giáp Trung Phi.
  • Phía Tây giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Đông giáp Ấn Độ Dương.

– Quốc gia: 11 (Angola; Botswana; Lesotho; Malawi; Mozambique; Namibia; Nam Phi; Swaziland; Zambia; Zimbabwe và Madagascar).

Bản đồ hành chính châu Mỹ

Đây là châu lục duy nhất nằm ở khu vực Tây Bán Cầu. Ngoài ra, châu Mĩ còn trải dài trên nhiều vĩ độ kéo dài từ vòng cực Bắc đến tận vòng cực Nam. Lục địa này có tên gọi khác là “Tân thế giới”.

Nơi hẹp nhất của châu Mỹ là vùng đất thuộc Panama dài chưa đến 50km. Con kênh đào Panama đi ngang eo đất này nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trải rộng trên 2 lục địa: Bắc Mĩ và Nam Mỹ.

Trong quá khứ, khu vực này từng là thuộc địa của thực dân Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thông tin địa giới hành chính châu Mỹ:

– Vị trí:

  • Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
  • Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
  • Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Nam tiệm cận với châu Nam Cực.

– Diện tích: 42 triệu km².

– Dân số: 1,002 tỷ người.

– Mật độ dân số: 21 người/km².

– Quốc gia: 35

– Lãnh thổ phụ thuộc: 23.

– Khu vực: 3 (Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ).

Bản đồ hành chính khu vực Bắc Mỹ

” alt=”bản đồ hành chính Bắc Mỹ” width=”700″ height=”481″ data-src=”https://web.archive.org/web/20220630081155/https://khudothivinhomes.com.vn/wp-content/uploads/2020/11/bản-đồ-hành-chính-Bắc-Mỹ-1.jpg” />Bản đồ hành chính Bắc Mỹ

Bắc Mỹ là tiểu lục địa nằm ở khu vực Bắc bán cầu. Đây là khu vực có 2 cường quốc đứng đầu thế giới là Mỹ và Canada.

Bắc Mỹ có nhiều cảnh quan đặc sắc cũng như nền văn hóa đa dạng: thác nước Niagara; tượng Nữ thần tự do; rừng New England; xứ sở băng tuyết Alaska; sa mạc hoang sơ bí ẩn Arizona; đảo Greenland; Công viên quốc gia Yoho; thành phố Vancouver; thành phố Tulum;…

Thông tin địa giới hành chính Bắc Mỹ:

– Vị trí:

  • Phía Nam giáp Trung Mỹ.
  • Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
  • Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.

– Diện tích: 21,4 triệu km².

– Dân số: 450 triệu người.

– Mật độ dân số: 23 người/km2.

– Quốc gia: 3 (Hoa Kỳ, Canada và Mexico).

Bản đồ hành chính khu vực Trung Mỹ

Khu vực Trung Mỹ bao gồm một phần lục địa Bắc Mỹ và vùng biển Caribe. Đây là nơi hai lục địa Bắc và Nam Mỹ gặp nhau (ranh giới tự nhiên giữa Panama và Colombia).

Kênh đào Panama là địa danh được nhắc đến nhiều nhất. Đây là con đường giao thương đi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán.

Thông tin địa giới hành chính Trung Mỹ:

– Vị trí:

  • Phía Bắc giáp Bắc Mỹ.
  • Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
  • Phía Nam giáp Nam Mỹ.

– Diện tích: 3,3 triệu km².

– Dân số: gần 100 triệu người.

– Quốc gia: 20.

– Lãnh thổ phụ thuộc: 16.

Bản đồ hành chính khu vực Nam Mỹ

Lục địa Nam Mỹ bắt đầu từ phía Nam của kênh đào Panama. Amazon là con sông lớn nhất tại Nam Mỹ và thế giới. Quốc gia lớn nhất khu vực là Brazil chiếm 50% diện tích.

Trong quá khứ, Nam Mỹ bị thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha chiếm đóng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lục địa này không bị ảnh hưởng.

Thông tin địa giới hành chính Nam Mỹ:

– Vị trí:

  • Phía Bắc giáp Trung Mỹ.
  • Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
  • Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
  • Phía Nam tiệm cận châu Nam Cực.

– Diện tích: 17,8 triệu km².

– Dân số: 420 triệu người.

– Quốc gia: 12.

– Lãnh thổ phụ thuộc: 4.

Bản đồ hành chính châu Đại Dương

Không chỉ nằm tách biệt hoàn toàn so với các châu lục khác, châu Đại Dương còn là khu vực có ít quốc gia nhất.

Úc (xứ sở chuột túi) là quốc gia lớn nhất, chiếm khoảng 86% tổng diện tích của khu vực. Ngược lại, Nauru là quốc gia nhỏ nhất đến nỗi bạn chỉ cần ít hơn một giờ lái xe là hoàn thành.

Khu vực này có nền chính trị khá ổn định, đời sống của người dân cũng thuộc top đầu thế giới.

Thông tin địa giới hành chính châu Đại Dương:

– Vị trí: Lãnh thổ châu Đại Dương tiếp giáp với các đại dương lớn như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Đây là châu lục nằm khá gần châu Nam Cực.

– Diện tích: 8,5 triệu km².

– Dân số: 32 triệu người.

– Mật độ dân số: 5 người/km².

– Quốc gia: 14 (Úc; Fiji; Kiribati; Đảo Marshall; Micronesia ;Nauru; New Zealand; Palau; Papua New Guinea; Samoa; Quần đảo Solomon; Tonga; Tuvalu; Vanuatu).

Vùng lãnh thổ phụ thuộc: 11

  • Samoa (Mỹ)
  • Quần đảo Cook (New Zealand)
  • Polynesia (Pháp)
  • Guam (Mỹ)
  • New Caledonia (Pháp)
  • Niue (New Zealand)
  • Đảo Norfolk (Úc)
  • Quần đảo Bắc Mariana (Mỹ)
  • Quần đảo Pitcairn (Anh)
  • Tokelau (New Zealand)
  • Wallis và Futuna (Pháp).

Ngoài 5 châu lục có người sinh sống, còn có 1 châu lục khác là châu Nam Cực. Lục địa nằm ở phía Nam của Trái Đất, nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, được bao quanh bởi Nam Băng Dương.

Đây là lục địa lạnh nhất trên thế giới, hoàn toàn bao phủ trong băng. Khu vực này không có người sinh sống cố định, ngoại trừ các nhà khoa học ở lại trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực.

Trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra mạnh mẽ đã làm diện tích băng ở Nam Cực giảm đi đáng kể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người.

Khu đô thị Vinhomes

Bài viết liên quan